can tho mekong tour, an nam travel

Explore Mekong Delta With Local Experience

TOP 8 NGÔI CHÙA MÀ BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI ĐẾN VỚI SÓC TRĂNG

Sóc Trăng là một điểm du lịch thú vị ở miền Tây. Ở đây tập họp nhưng nét văn hóa hòa trộn giữa các dân tộc Hoa, Khmer và Kinh. Về địa điểm, nó nằm ngay cửa sông Hậu với những vùng đất miền vườn thoáng mát. Vậy du lịch Sóc Trăng 1 ngày thì nên đi đâu?

Sau đây 8 ngôi chùa các bạn nên khám phá và check in:

 CHÙA SOM RONG (chùa Bôtum Vong Sa Som Rong)

Som Rong, tọa lạc tại số 367, đường Tôn Đức Thắng. Cổng màu hồng với các phù điêu đắp nổi nhiều biểu tượng của văn hóa Phật giáo Nam tông được sơn nhũ vàng, như: chim thần Krud, rắn Naga…
Theo thượng tọa Lý Đức, chùa Som Rong (tên đầy đủ là chùa Bôtum Vong Sa Som Rong) được xây dựng trước tiên ở khu đất bên kia đường. Theo các thư tịch còn lưu trữ được, phật tử bổn tự cúng dường khu đất này nên sư sãi và bà con phật tử địa phương mới thống nhất dời sang đây. Ngôi chùa đầu tiên được xây dựng cũng chỉ bằng gỗ, lá đơn giản. Đến năm 2000, chánh điện mới của chùa được khánh thành bằng vật liệu kiên cố nhưng với kiến trúc cũng khá đơn giản. Năm 2013, qua vận động, thượng tọa Lý Đức cho xây dựng mới tòa nhà sala hiện nay và một số khối kiến trúc mới để tòa tam bảo ngày càng được trang nghiêm hơn. Công việc xây dựng trải qua 4 năm, đến ngày 31-1-2017, sala chùa Som Rong chính thức khánh thành.
Thượng tọa Lý Đức giải thích: “Khối kiến trúc này được kết hợp sử dụng làm sala, giảng đường và cả tăng xá. Nhiều người cũng hỏi tôi kiến trúc này là của người Khmer hay người Thái vì thấy phong cách khá lạ. Kiến trúc này là của người Khmer, nhưng tôi kết hợp vừa truyền thống, vừa hiện đại và nhất là phối màu để sao cho bà con phật tử cúng dường tiền của xây dựng, cảm thấy thật hài lòng vì bổn tự đã có được những điểm nhấn thật độc đáo”.
Đưa chúng tôi tham quan chánh điện, thượng tọa cho biết hiện nay đang vào mùa an cư kiết hạ của Phật giáo, sư sãi sẽ không ra khỏi chùa mà tập trung lại để nghiên cứu, học tập đạo pháp. Theo truyền thống, bà con phật tử sẽ cúng dường những cây nến để thắp sáng phục vụ việc học tập của chư tăng. Nhu cầu thắp nến đã không còn do được thay thế bởi đèn điện nhưng một phong tục truyền thống thì không thể bỏ đi trong ngày một, ngày hai nên hiện nay bổn tự chỉ thắp nến những khi hành lễ hay có sư sãi đến chánh điện học tập, chứ không thắp sáng liên tục như trước để tránh hỏa hoạn.

Chùa Som Rong                                                                                                       Nguồn: https://www.facebook.com/soctrangdestination

Trong chùa Khmer có rất nhiều tượng phật, nhưng tất cả chỉ là tượng của Phật Thích Ca Mâu Ni, giải thích điều này, thượng tọa cho biết do bà con phật tử Khmer có phong tục thỉnh sư sãi đến nhà thuyết pháp. Mà như vậy thì cũng phải thỉnh tượng phật đến nhà. Do đó, những ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer đều có nhiều tượng phật để phục vụ nhu cầu của bà con. Dạo bước trong khuôn viên chùa, chúng tôi còn phát hiện một tòa bảo tháp với kích thước khá hoành tráng, trên tháp là tượng Phật Thích Ca đang ngồi thiền. Kiến trúc này được sơn màu xám, vừa toát lên vẻ hiện đại lại vừa uy nghi, cổ kính như những kiến trúc bằng đá nguyên khối. Tất cả những kiến trúc mới này đều được xây dựng từ ý tưởng của thượng tọa Lý Đức, góp phần tô điểm cho khuôn viên tự viện có dáng dấp hiện đại, sánh ngang với những cảnh chùa đẹp của các nước thuộc khu vực văn hóa Phật giáo Nam tông.
Thượng tọa Lý Đức cho biết thêm: “Chùa đã được UBND tỉnh đồng ý cho xây dựng một tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn ngoài trời với kích thước dài 63m, cao 18m. Dự kiến khoảng tháng 9, 10 năm nay sẽ khởi công và sau khoảng 3 - 4 năm sẽ hoàn thành, tùy vào sự cúng dường của phật tử. Chúng tôi cũng rất hy vọng những dự kiến của thượng tọa sớm được hoàn thành để tỉnh nhà có thêm một ngôi tự viện khang trang, một địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách gần xa.

CHÙA CHÉN KIỂU (Chùa Sà Lôn)

Chùa Sro Lôn (tiếng Khmer: Wath Sro Loun, hay Wath Chro Luông, tục gọi là chùa Chén Kiểu) là một ngôi chùa cổ thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer, tọa lạc bên Quốc lộ 1A, cách Trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 12 km về hướng Bạc Liêu; nay thuộc xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam. Ngày 20 tháng 11 năm 2012, ngôi chùa đã được xếp hạng là di tích Lịch sử-Văn hóa cấp tỉnh.
Chùa có tên Khmer là "Wath Sro Loun", để dễ phát âm, từ "Sro Loun" được đọc chại thành "Sà Lôn". "Sro Loun" lại có nguồn gốc từ chữ "Chro Luong", là tên của một con rạch chạy dọc theo đường làng trước đây ở gần chùa, và tên gọi ấy đồng thời cũng được dùng để đặt tên chùa. Sở dĩ chùa Sà Lôn còn được gọi là "chùa Chén Kiểu" là do dùng những mảnh chén, đĩa sứ ốp lên tường để trang trí.

Chùa Chén Kiểu

                                                                                    Nguồn: https://www.facebook.com/soctrangdestination

Chùa tọa lạc trong một khuôn viên rất rộng với nhiều cây xanh. Hai bên cổng ngự hai con sư tử bằng đá trên bệ cao, hướng ra lộ. Trên cổng xây ba ngôi tháp, được trang trí theo kiến trúc truyền thống của đồng bào Khmer ở Nam Bộ. Tháp chính nằm ở giữa, màu vàng, bên trong có lồng kính, tôn trí một pho tượng Phật ngồi uy nghi. Trên thành cổng là tên chùa bằng chữ Khmer và chữ Việt (chùa Sà Lôn).
Ngôi chính điện là một tòa nhà kiên cố và rộng lớn. Nền lát gạch bông, và phần lớn các mảng tường ở đây cũng đều được ốp gạch men (đủ màu, và lớn nhỏ khác nhau) thời hiện đại.
Cũng giống như những ngôi chùa Khmer khác, mái chánh điện chùa chùa Sà Lôn được xây dựng theo dạng tam cấp, tức có 3 nếp, nếp dưới cùng lớn nhất và nhỏ dần ở bên trên. Nếp trên cùng có hình tam giác, hai đầu đao mỗi bên cong lên, và nơi trung tâm có đỉnh nhọn cao vút. Mái được trang trí nhiều họa tiết với màu sắc rất đẹp mắt. Mặt sau chính điện là một mảng tường đắp nổi bởi nhiều mảnh chén kiểu vỡ rất sắc sảo.
Phía trong chánh điện có đặt một bàn thờ, và chỉ thờ duy nhất Phật Thích Ca. Có khoảng 20 tượng phật ở đây; lớn, nhỏ đứng ngồi nhiều tư thế khác nhau, và các gương mặt đều nhìn về hướng Đông để ban phúc [3].
Về kiến trúc, ở đây có 16 hàng cột to chống đỡ mái, và đều được dán bằng gạch men. Trên trần có trang trí họa tiết nhiều màu sặc sỡ, và hai bên bức tường có nhiều tranh vẽ kể về cuộc đời của Phật Thích Ca.
Cột cờ chùa
Giữa sân chùa Sà Lôn là một cột cờ với hình tượng rắn thần Nagar xòe 5 đầu, nhắc đến điển tích rắn xòe đầu ra để che mưa cho Phật Thích Ca khi người tọa thiền. Bao quanh khu cột cờ này, là các dãy nhà nhằm phục vụ cho việc tu học của các sư sãi.
Phía sau chùa là Khu vườn Phật Thích Ca. Đây là quần thể kiến trúc gồm nhiều tượng Phật lớn nhỏ, mô phỏng khá sinh động quá trình ra đời, đi tìm chân lý, giác ngộ cho đến khi nhập cõi Niết-bàn của đức Phật ấy.
Khu vườn tháp trong khuôn viên chùa
Và cũng tương tự như những ngôi chùa Khmer khác, tượng các tiên nữ, Krud (hay Garuda), sư tử thần,… cũng được dùng để trang trí tại chùa Sà Lôn.
Hiện nay ngoài số tín đồ Phật tử là người Khmer, chùa Sà Lôn còn thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến hành hương hay vãn cảnh.

CHÙA DƠI 

Chùa Dơi là một ngôi chùa có kiến trúc hòa trộn giữa hai nền văn hóa Việt Nam - Campuchia tại tỉnh Sóc Trăng. Chùa còn có tên là Serây tê chô mahatúp, trong tiếng Khmer có nghĩa là do phúc đức tạo nên.
   Lịch sử Chùa Dơi Sóc Trăng
Theo thư tịch cổ còn lại có ghi chép: Chùa được khởi công xây dựng vào từ năm 1569, cách nay đã hơn 440 năm. Từ đó đến nay chùa được trùng tu nhiều lần. Năm 1960 Chùa sửa chữa lớn ở chánh điện. Năm 1999, Chùa Dơi ở Sóc Trăng đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Đến năm 2008, Chùa Dơi Sóc Trăng bị cháy ngôi chánh điện. Vào tháng 4 năm 2009, chánh điện chùa đã được phục chế lại như cũ. Năm 2013, khu du lịch Chùa Dơi Sóc Trăng được đưa vào hoạt động, nằm phía đối diện cổng chùa, có bãi đậu xe rộng rãi, và các dịch vụ tiện ích khác như nhà hàng chùa Dơi, xe điện...

CHÙA DƠI

                                                                                                      Nguồn: https://www.facebook.com/soctrangdestination

Kiến trúc chùa dơi

Ngôi chùa này có kiến trúc Khmer cổ, chánh điện được xây lại bằng gạch, mái lợp ngói, bốn đầu mái cong vút chạm trổ hình rắn Naga, trên đỉnh mái có một ngọn tháp nhọn. Bao quanh chánh điện là các hàng cột đỡ, mỗi cột có một tượng tiên nữ Kemnar chắp hai tay trước ngực...
- Trong chánh điện có pho tượng Phật Thích Ca bằng đá nguyên khối đặt trên một tòa sen cao khoảng 2m và một pho tượng miêu tả Đức Phật cưỡi trên rắn thần Muchalinda. Khắp trên các bức tường là những bức tranh miêu tả cuộc đời Đức Phật, từ lúc ra đời cho tới khi được khai minh rồi nhập Niết bàn. Đặc biệt, trong Chùa Dơi tỉnh Sóc Trăng còn lưu giữ các bộ kinh ghi trên lá cây thốt nốt, và những hiện vật quý hiếm mang giá trị đặc sắc về văn hóa tín ngưỡng của vùng đất Nam Bộ.
Bên ngoài chánh điện chùa là khuôn viên xanh mát rợp bóng cây cổ thụ, không gian mát mẻ, thanh tịnh. Trong khuôn viên còn có xây nhiều bảo tháp chứa di hài các sư trụ trì chùa, và nhà hội Sa La với kiến trúc kiểu nhà rông, làm nơi nghỉ ngơi, tu học của các sư sãi...
Ngoài ra, phía sau chùa có những ngôi mộ kỳ lạ, trên mỗi mộ có vẽ hình 1 con heo, đây là những con heo 5 móng (heo thường chỉ có 3 móng) được các nhà sư nuôi trong chùa, và khi chết chúng được chôn tại đây. Hiện chùa vẫn còn nuôi 4-5 con heo 5 móng.
Loài dơi ở Chùa Dơi Sóc Trăng
Dơi trong chùa thuộc loại dơi quạ to con, trọng lượng từ 1 - 1.5kg với sải cánh rộng đến 1.5m, chúng có 2 màu vàng-đen trông bắt mắt. Tuy là loài động vật ăn hoa quả nhưng đàn dơi này không bao giờ ăn quả chín trong vườn chùa, mà thường bay đi xa để kiếm ăn.
- Mặc dù khắp khu vực cũng có nhiều ngôi chùa thanh tịnh khác với vườn cây bóng mát, nhưng việc bầy dơi này chỉ chọn ngôi Chùa Dơi Sóc Trăng làm nơi cư trú là điều dường như vẫn còn bí ẩn. Chúng chỉ đậu trên những tán cây trong khuôn viên chùa, tuyệt nhiên không đậu ở bên ngoài.
Ban ngày, đàn dơi treo mình lủng lẳng trên các cành cây như những chùm trái chín. Khoảng 6h chiều, chúng bay đi kiếm ăn và quay về vào khoảng 5h sáng hôm sau. Và kỳ lạ thay, khi bay đàn dơi lượn vòng chứ không bay thẳng qua nóc ngôi chính điện của chùa...

CHÙA PHẬT HỌC 2 (Hiện tại đổi tên thành chùa Quan Âm Linh Ứng)

Trung tâm Từ thiện Văn hóa Tâm linh Phật giáo Sóc Trăng, còn được gọi là chùa Phật học 2, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 5km theo tuyến đường Phạm Hùng (về hướng huyện Long Phú), thuộc địa bàn phường 5, thành phố Sóc Trăng. Năm 2011 Chùa Phật học 2 được khởi công xây dựng với diện tích ban đầu là 1,5 ha, đến nay được mở rộng ra 8,5 ha, bao gồm rất nhiều công trình, hạng mục hoành tráng như nhà giữ xe hàng ngàn m2, dãy phòng khách, mỗi phòng sức chứa 15 người được trang bị mái lạnh cửa gỗ kín đáo sạch sẽ dành cho khách thập phương nghỉ ngơi, lưu trú qua đêm miễn phí, hàng trăm chiếc võng được bố trí dưới những tán cây dịu mát sẵn sàng phục vụ cho khách quá giang giấc nghỉ trưa.
Đây là ngôi chùa có khuôn viên lớn nhất tỉnh Sóc Trăng hiện nay, mặc dù trong giai đoạn còn đang thi công thêm một số hạng mục nữa mới hoàn chỉnh như: chánh điện, ấn Quan Âm, ấn Di Đà… nhưng mỗi ngày, đặc biệt trong các ngày cuối tuần, rằm, mùng một, các ngày lễ lớn Trung tâm đón tiếp hàng chục ngàn lượt du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan. Cũng như các nơi khác, kiến trúc mới của chùa Phật học 2 biến đổi để cho phù hợp với thời đại hiện nay như phật điện ngoài trời thoáng đãng, hạn chế việc đốt nhang bảo vệ sức khỏe.

CHÙA PHẬT NGỌC 2                                                                                                         Nguồn: https://www.facebook.com/soctrangdestination
Đến với chùa Phật học 2, du khách sẽ tưởng như mình vừa lạc vào công viên giải trí đầy thơ mộng, một thế giới nhân gian đầy huyền ảo, tùy tâm cảnh chuyển, tùy duyên mà cảm nhận, du khách tự lựa chọn cảnh giới mình yêu thích như: câu chuyện nhân quả báo ứng, những câu ca dao tục ngữ, bức tranh đề thơ minh họa giáo dục về tình yêu thương gia đình, lòng thủy chung son sắt; hay những bảng nội quy thể hiện dưới dạng một bài thơ đầy ước lệ, đánh vào ý thức tự giác của con người; những tiểu cảnh mang câu chuyện cổ tích dân gian, toát lên ý nghĩa nhân sinh như: sự tích trầu cau, thằng bờm và phú ông, cây tre trăm đốt, Thạch Sanh chém chằn…; hay trở về nguồn cội, lật lại trang sử vàng của những vị đại anh hùng dân tộc.
Nổi bật giữa hồ có diện tích 6.000m2 là chiếc Thuyền Bát Nhã không đáy tượng trưng cho trí tuệ, chở 8 vị Phật ngự giữa biển trần, cứu giúp chúng sanh thoát khỏi vòng luân hồi. Tại đây, du khách sẽ cảm thấy tâm hồn thư thái khi tận hưởng những làn gió mát và tự tay cho hàng ngàn con cá đang vẫy đuôi bơi tung tăng óng ánh dưới hồ ăn, xem chúng biểu diễn vũ khúc yên bình, bác ái. Ngắm nhìn vẻ đẹp uy nghi của tượng Phật Thích Ca đài trong tư thế ngồi với chiều cao 7m với 6 thủ ấn mang ý nghĩa kêu gọi sự hòa bình, giáo hóa lòng từ bi chân thật và bao dung ở con người…; ngoài ra còn có tượng Phật chứng quả Nhập Niết Bàn chiều dài 17m; 20 hóa thân của Đức thể Phật Bà Quan Âm.

  CHÙA KH'LEANG

[Sóc Trăng] Chùa Kh’leang – ngôi chùa Khmer lâu đời nhất của Sóc Trăng
Là một trong những ngôi chùa cổ nhất tại tỉnh Sóc Trăng, trải qua dòng thời gian của lịch sử thì đến nay chùa Kh’leang đã được gần 500 năm tuổi. Chùa có lối kiến trúc gần giống như các chùa theo hệ Phật giao Nam Tông khác ở Thái Lan hay Campuchia. Chùa Kh’leang nằm trên đường Tôn Đức Thắng – Khóm 5 – phường 6 – Tp.Sóc Trăng, chỉ cách trung chợ Tp.Sóc Trăng chừng 1km.
Ngoài Trà Vinh thì Sóc Trăng là vùng đất có nhiều chùa chiền nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hầu hết những ngôi chùa ở đây đều được xây dựng theo lối kiến trúc mang đậm phong cách Khmer Nam Bộ. Chỉ riêng trong khu vực Tp.Sóc Trăng đã có hơn 20 ngôi chùa. Chùa với đồng bào Khmer mang một ý nghĩa rất thiêng liêng. Ngôi chùa, ngoài là nơi dùng để cử hành những nghi lễ tôn giáo, còn là nơi lưu giữ các giáo lý của nhà Phật; là nơi diễn ra các lễ hội mang tính văn hóa đặc trưng của người dân Khmer.

CHÙA KH LEANG                                                                                                Nguồn: https://www.facebook.com/soctrangdestination

Theo tương truyền: chùa Kh’leang được cho là một trong những chùa đầu tiên được xây dựng đầu tiên trong vùng vào năm 1532. Thời gian đó Sóc Trăng vẫn đang còn là một vùng đất hoang vu, chưa hề được khai phá, người dân còn thưa thớt, còn cách xa sự can thiệp của chính quyền quan lại. Ban đầu chùa Kh’leang được xây dựng bằng nguồn vật liệu tại chỗ như: tre, gỗ, lá, và từ nguồn đóng góp tự nguyện của các lưu dân trong vùng.
Ngoài ra, trong khuôn viên của chùa còn mở một ngôi trường bậc trung cấp để giảng dạy văn hóa và dạy chữ Khmer, cũng chính trong khuôn viên này có trồng nhiều cây xanh mát mẻ, đến đây bạn có thể tận hưởng không khí trong lành, tìm hiểu về thư tịch cổ Khmer, và chiêm ngưỡng công trình kiến trúc độc đáo của chùa.

CHÙA ĐẤT SÉT (Chùa Bửu Sơn Tự)

Chùa Đất Sét (tên chính thức là Bửu Sơn Tự, chữ Hán: 寶山寺) tọa lạc tại 286 đường Tôn Đức Thắng, thuộc phường 5, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng của tỉnh, vì có hàng ngàn pho tượng bằng đất sét và 4 đôi nến (đèn cầy) cao lớn.
Chùa Đất Sét được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, do dòng họ Ngô tự lập để tu tại gia. Ban đầu, chỉ là một am nhỏ bằng cây lá trên một diện tích nhỏ hẹp, và trong sảnh điện thờ cũng rất đơn sơ. Mãi đến đời trụ trì thứ tư là ông Ngô Kim Tòng, am nhỏ mới được tôn tạo, mở rộng và có thêm nhiều tượng thờ như ngày nay.

chùa đất set

                                                                                            Nguồn: https://www.facebook.com/soctrangdestination

Chùa hiện nay tọa lạc trên một diện tích khoảng 400 m2. Cổng tam quan được xây kiên cố, lợp ngói. Ngôi chánh điện ngó về hướng Đông. Phần mặt tiền của điện được xây kiến cố bằng vật liệu thời hiện đại, hai cột chính có đắp nổi hình rồng uốn lượn khá tỉnh xảo. Phần còn còn lại của điện chỉ là "cột gỗ, mái tôn", không lầu và có kết cấu đơn giản. Cả mái chùa được chống đỡ bằng 24 cây cột cây. Mỗi cây được ốp bằng đất sét, đắp hình rồng uốn lượn và những hoa văn trang trí khác.
Trong nội điện không rộng, và vì chứa nhiều thứ nên chật chội. Ở đây có trên ngàn tượng pho tượng các vị Phật, Tiên, Thánh, Thần...và linh thú do ông Ngô Kim Tòng làm ra trong suốt 42 năm (từ 1928 đến 1970) để thờ và trang trí [1]. Tất cả được làm chủ yếu từ đất sét, có pha trộn bột hương (nhang) cùng với keo ô dước để không bị nứt nẻ, và đều được sơn phết tỉ mỉ bằng sơn và dầu bóng.
Qua sự sắp xếp các pho tượng thờ: A Di Đà, Di Lặc, Quan Thế Âm, Khổng Tử, Ngọc Hoàng Thượng đế, Lão Tử, Diêu Trì Kim Mẫu, v.v... đã nói lên tư tưởng "Tam giáo đồng nguyên" (Phật, Nho, Lão) của người lập chùa và các thế hệ truyền thừa. Và cũng vì chùa Đất Sét lập ra để tu tại gia nên chùa không có sư, không nhận tiền công đức của khách thập phương. Hiện nay chùa do người trong gia đình thay nhau quản lý
Chùa Đất Sét không chỉ nổi tiếng bởi hàng ngàn pho tượng làm bằng đất sét, cột chùa cũng được ốp bằng đất sét, mà còn được nhiều người biết đến bởi 4 đôi nến (đèn cầy) cao lớn được đúc năm 1940. Trong đó, có ba đôi mà mỗi cây cao 2,6 m, ngang 1 m, và được đúc bằng 200 kg sáp. Cặp còn lại nhỏ hơn, và mỗi cây được đúc bằng 100 kg sáp. Tổng cộng là 1,4 tấn sáp. Để đúc được nó phải dùng sáp nguyên chất, chặt nhỏ, cho vào chảo nấu lỏng, đổ vào khuôn (dùng tôn lợp nhà cuộn lại). Sau một tháng, nến nguội rồi mới gỡ khuôn ra và trang trí. Hiện nay, hai nến nhỏ vẫn cháy suốt ngày đêm từ khi ông Ngô Kim Tòng qua đời (ngày 18 tháng 7 năm 1970) mà vẫn chưa hết. Phỏng tính bình quân mỗi cây nến cháy suốt ngày đêm phải mất 70-80 năm. Ngoài ra, tại đây còn có 3 cây hương (nhang), mỗi cây cao 1,5 m, nặng 50 kg và hiện chưa được đốt
Về phần các hiện vật khác (cũng đều làm bằng đất sét), đáng chú ý có:
-Pho tượng "Bảo tòa thỉnh Phật trụ thế truyền tháp luận" có đến 1000 cánh sen, mỗi cánh sen là một vị thần ngự. Phía dưới đài sen lại có "Bát quái Thiên tiên" gồm 8 cung, đó là Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài". Mỗi cung có hai tiên nữ đứng hầu; dưới đài sen và Bát quái có Tứ Đại Thiên vương trấn giữ.
-Tháp Đa Bảo cao 3,5 m, có 13 tầng với 208 cửa vị thần, và dưới chân tháp có 126 con rồng nâng đỡ tháp.
Ngoài ra, còn có lục long đăng (có 3 chóp đỉnh lớn), 7 lư hương nhỏ và các cặp Kim Lân, Thanh Sư, Bạch Tượng, Bạch Hổ, Long Mã... đều là những hiện vật được tạo tác khá tinh xảo [3].
Tháng 3 năm 2011, chùa Đất Sét đã được UBND tỉnh Sóc Trăng công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa (thuộc lĩnh vực kiến trúc – nghệ thuật) cấp tỉnh.

CHÙA VĨNH HƯNG 

Đây là ngôi chùa của phái cổ Sơn Môn đã được kiến tạo từ năm 1931 và trùng tu năm 1982 nhưng vẫn giữ được những đường nét cổ kính. Chùa Vĩnh Hưng tọa lạc ở số 110 đường Trần Hưng Đạo, thị xã Sóc Trăng.
Tam quan chùa Vĩnh Hưng không mở vào mặt tiền của chánh điện mà lại dẫn thẳng vào Trung đường bên hông chùa. Đôi câu đối ở hai bên cột :
Môn nghênh quý tiện trùng trùng khách,Hộ tiếp phú bần xứ xứ lai.
Ngụ ý nói cửa chùa hoan hỉ nghênh tiếp mọi khách thập phương, không phân biệt người quí tiện, kẻ bần hàn.
Ngôi chùa Vĩnh Hưng dài tới 50m gồm có chánh điện, Trung đường, nhà Tố và tăng thất. Chánh điện hình vuông kiến trúc theo kiểu tứ trụ với 16 cột tròn bằng gỗ (mỗi bên bốn cột). Bốn cột ở chính giữa cao hẳn, đội lấy mái phụ làm cho ngôi chánh điện có kiểu mái chồng diềm, thoáng rộng. ở gian giữa chánh điện có bàn thờ Phật tôn trí các tượng Thích Ca, Di Dà, Quan Ảm, Thế Chí, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu và bộ tranh sám hài. Riêng pho tượng Phật Thích Ca hang gỗ cao gần hai thước là đáng kể hơn cả. Hai bên tường có bộ tượng Thập điện Diêm vương màu sắc rất đẹp. Phía sau lưng điện Phật, thờ pho tượng Quan Âm Thị Kính bằng xi măng.

chùa vĩnh hưng                                                                                                             Nguồn: https://www.facebook.com/soctrangdestination 

Từ chánh điện bước xuống Trung đường, là phòng tiếp khách.Phía trong là gian nhà Tổ. Trên bàn thờ có 8 linh vị của các Tổ thuộc dòng Lâm Tế chính tông : Minh Vũ (đời 38), Như Vinh (đời 39) Như Nghĩa (đời 39) Như Thanh (đời 39), Chơn Bảo (đời 40), Thanh Lương (đời 41), Đăng Thuận (đời 42) và Huệ Minh (đời 42).
Hòa thượng Huệ Minh thượng Thiện hạ Hòa đã trọn đời hiến thần cho đạo và phục vụ chúng sinh. Ngài về trụ trì chùa vào năm 1926 Năm 1901. giáo hội Tăng khi thành lập đã đề cử Ngài làm Tăng trưởng miền Tây.
Năm 1963, Giáo hội Cô Sơn Môn cung thỉnh ngài làm Phó Tăng thống và năm 1966 ngài được suy tôn làm Tăng thống Cô Sơn Môn Việt Nam. Ngài thị tịch ngày 5-3-1982, thọ 90 tuổi. Tháp dựng bên chùa với tấm bia ghi rõ tiểu sử.
Chùa Vĩnh Hưng là một ngôi chùa cổ, tuy không vào bậc to lớn nhưng nằm ở một vị trí giao lưu nhộn nhịp của thị xã Sóc Trăng về Cần Thơ nên rất được dân chúng biết đến và đi lễ bái.

CHÙA LA HÁN

Chùa La Hán tọa lạc tại xóm Cầu Đen, phường 8, thành phố Sóc Trăng. Tương truyền ngày xưa đồng bào Hoa trong xóm vì muốn cầu nguyện nhân dân an lành, mưa thuận gió hòa, làm ăn thuận tiến, nên lập một lều tranh thờ phượng chư Phật, trong đó có hình của 18 vị La hán, nên tên chùa có tên gọi như vậy.
Sau cơn bão năm 1956, ngôi chùa được cất lại bằng gạch ngói. Đến năm 1990, được sự đóng góp của người dân và phật tử nơi đây, nên ngôi chùa được xây dựng lại khang trang như ngày nay. Chùa La Hán được xây thành 2 tầng: tầng trên thờ phụng Phật Thích Ca, Thập Bát La Hán, Thái Thượng Lão Quân và chư Bồ Tát; tầng dưới thờ phụng Thiên Hậu Nương Nương, Bạch hầu Công, Ôn Thần và chư Tiên Cô, Tiên Hữu. Phía sân trước của chùa thờ Phước Đức Lão Ông, tượng Phật Bà Quan Âm, cùng cảnh vật như: ao sen, núi Phổ Đà, đèn bát bửu, các tượng tạc rồng bay phượng múa, đôi ngọc kỳ lân, và còn có hồ rùa với ngôi đình. Có thể nói đây là một trong những thắng cảnh của Sóc Trăng. Chùa có khuôn viên rộng lớn, với nhiều lối kiến trúc độc đáo, đặc biệt là hình ảnh “Long, Lân, Quy, Phụng” được thể hiện bên cạnh ngọn núi tháp Phổ Đà.

CHÙA LA HÁN                                                                                             Nguồn: https://www.facebook.com/soctrangdestination

Vào mỗi dịp lễ, Ban Quản Trị chùa đều tổ chức cúng kiến, đặc biệt vào ngày Tết Nguyên Tiêu, tổ chức lễ rước đèn, bửu tháp và bánh phước mang điều lành đến cho mọi nhà, động viên tinh thần hăng hái làm việc trong năm. Trong ngày lễ Vu Lan tháng 7 âm lịch hàng năm, nhà chùa tổ chức cấp phát muối ăn và gạo trắng cho gia đình nghèo khó. Với tinh thần “thu từ xã hội, dùng cho xã hội”, Ban Quản trị thường xuyên trích tiền nhang đèn từ thiện mua gạo trắng giúp người nghèo, tài trợ cho quỹ nhà tình nghĩa, nhà tình thương, quỹ vì người nghèo và quỹ khuyến học, mua đồ cứu trợ cấp phát cho các gia đình nạn nhân bị lũ lụt, gia đình tang gia nghèo khó. Hằng năm, Ban Quản Trị còn hỗ trợ kinh phí hoạt động cho trường bổ túc Dục Anh trên đường Mạc Đỉnh Chi, Phường 4 , thành phố Sóc Trăng và quỹ phúc lợi cho giáo viên nơi đây….Ngoài ra, đông nhất là vào các ngày 13, 14, 15 tháng Giêng âm lịch. Trong những ngày này, chùa có tổ chức lễ rước đèn, bửu tháp và bánh phước mang điều lành đến cho mọi nhà, động viên tinh thần hăng hái làm việc trong năm.

Để đi đến chùa từ đường Tôn Đức Thắng quẹo phải vào đường Đặng Văn Viễn đến con hẻm nhỏ mang tên xóm Cầu Đen đi khoảng 200 mét nữa là đến. Chùa La Hán không chỉ là nơi để mọi người trút bỏ những lo toan, buồn phiền trong cuộc sống, hòa mình vào thế giới tâm linh mà đây còn là điểm thu hút nhiều du khách bởi cảnh đẹp của các công trình kiến trúc trước khoảng sân rộng của chùa. Với cảnh sắc thanh tịnh, tao nhã, với những vật thể kiến trúc đẹp mắt và tiếp đãi ân cần của Ban Quản Trị, đến nơi đây chắc hẳn du khách có những ấn tượng đẹp khó phai.