Côn Minh - thành phố thủ phủ của tỉnh Vân Nam, được mệnh danh là thành phố của các loài hoa, nơi đây mang nét đẹp vừa cổ kính nhưng cũng mang vẻ đẹp của sự hiện đại.
Khi đến Côn Minh, du khách sẽ được thỏa sức khám phá những điểm du lịch tuyệt vời, chiêm ngưỡng cảnh sắc tươi đẹp, thả hồn theo vẻ đẹp của thiên nhiên diệu kỳ và trải nghiệm những điều mới lạ thú vị. Một trong số đó không thể không kể đến chính là công viên Đại Quan.
Đại Quan Lầu hay còn được gọi là công viên Đại Quan. Là một khu thắng cảnh tham quan dành cho du khách địa phương và khách quốc tế ghé thăm mỗi khi đến với Côn Minh. Đại Quan Lầu tọa lạc tại số 284, đường Đại Quan, quận Tây Sơn, thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam.
Nằm ở phía tây nam của thành phố Côn Minh và cách trung tâm thành phố khoảng 6km. Đại Quan Lầu giáp với bờ phía bắc của hồ Điền Trì và đối diện với núi Võ Đang phía bên kia hồ ỳ. Nơi đây được biết tới là một công viên văn hóa nổi tiếng của thành phố Côn Minh. Bước tới công viên, ngoài thưởng ngoạn cảnh đẹp của cây cỏ, hoa lá, trời mây, non nước, du khách còn có cơ hội thả hồn mình phiêu lãng hoàn toàn trong một không gian văn hóa đậm sắc màu Trung Hoa.
Theo nhiều tài liệu lưu truyền lại, Đại Quan Lầu được xây dựng lần đầu vào năm 1682, tức là năm Khang Hy thứ 21 bởi hòa thượng Càn Âm. Đến năm 1690, công viên được mở rộng bằng việc trồng thêm các loại hoa cỏ, cây xanh. Bên cạnh đó, hồ nước, lối đi, sân chơi và các ngôi đình nhỏ cũng được xây dựng thêm. Những ngôi đình nhỏ truyền thống này không chỉ phản ánh phong cách kiến trúc Trung Quốc thời nhà Thanh, mà còn mang đặc trưng của kiến trúc địa phương vùng Vân Nam.
Có gì tham quan tại Công viên Đại Quan?
- Nổi bật nhất công viên Đại Quan chính là Đại Quan Lâu - ngôi đình gỗ ba tầng được xây dựng lần đầu tiên vào triều Khang Hy. Năm 1696, Vương Kế Văn, thống đốc của tỉnh Vân Nam đã cho xây dựng một ngôi đình này. Xung quanh đình, người ta đào ao thả cá, trồng thêm cây xanh và các loài hoa cỏ.
- Với tầm nhìn bao quát ra hồ nước lớn và dãy núi xa xa, những chiếc thuyền buồm thong dong xuôi theo gió và cảnh vật chìm trong trong sương mờ tuyệt đẹp, ngôi đình được đặt tên là Đại Quan Lâu (Grand View). Tất cả tạo nên một tổng thể hài hòa nên thơ, đắm say lòng người. Trong những năm sau đó, Đại Quan Lâu đã hai lần bị tàn phá do chiến tranh và lũ lụt. Năm 1883, thống đốc tỉnh Vân Nam và Quý Châu đã cho cải tạo lại ngôi đình và từ đó, ngôi đình vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên vẹn như ta thấy ngày nay.
- Đại Quan Lâu gồm hai cửa, hướng về phía bắc và phía nam. Cổng phía nam (mặt tiền) nổi bật hơn với tầm nhìn hướng ra hồ Điền Trì; hai bên trái phải của cổng là câu đối được viết bởi Tôn Nhiễm Ông (1684 -1763, một học giả nghèo thời Thanh). Kể từ khi ngôi đình được xây dựng, những nhà thơ từ gần đến xa trong nước thường tụ tập ở đây, sáng tác, ngâm thơ.
- Trong ba trăm năm qua, nhiều tác phẩm và bài thơ xuất sắc đã được tạo ra. Trong số đó, câu đối do Tôn Nhiễm Ông đã nổi danh toàn thế giới. Câu đối gồm 180 ký tự dài nhất thế giới này là một trong những ghi chép ngắn gọn mà khái quát nhất về ngàn năm văn hóa Vân Nam.
- Tháp Quan Lầu – Một trong những tòa tháp lưu truyền trăm năm vẫn được bảo toàn và trùng tu hàng năm để làm điểm nhấn cho khu công viên. Bước vào không gian tòa tháp, bạn sẽ không đỗi vỡ òa khi nhìn thấy những câu đối, tấm biển, tác phẩm chạm khắc và chữ khắc được viết bởi nhiều danh nhân lịch sử và văn hóa từ thời nhà Thanh như câu đối của Xianfeng, câu đối của Song Xiang, tấm bảng của Tang Jiyao, bài thơ của Guo Moruo,... vẫn được người dân Côn Minh gìn giữ nguyên vẹn đến ngày nay.
- Gần Đại Quan có Huapu với các tòa nhà vườn cổ điển được cũng bảo tồn tốt không kém cạnh. Hầu hết những công trình này đều được xây dựng từ năm thứ 29 dưới thời Hoàng đế Khang Hy của nhà Thanh (Tức năm 1690). Trong số đó công trình nhà bốn mặt tám góc mái hiên và cửa sổ được chạm khắc độc đáo, lối tản bộ dọc theo hồ cực chill.
- Những tòa nhà cổ truyền thống này không chỉ phản ánh phong cách kiến trúc đặc trưng của Trung Quốc thời cổ đại mà còn mang đặc điểm kiến trúc dân tộc địa phương của Vân Nam. Chính là mô hình tiêu biểu cho kiến trúc vườn thời nhà Thanh để thấy được sự phát triển phồn thịnh của như sức sáng tạo không giới hạn của ông cha xưa.
- Với khung cảnh non nước hữu tình nên thơ, không gian đậm màu văn hóa Nam Trung Hoa, công viên Đại Quan là nơi các nhà thư pháp, các bậc văn sĩ lui đến ngắm cảnh, thưởng nguyệt và bình thơ. Đây còn là điểm tham quan hàng đầu của mọi du khách khi đến Côn Minh.
Tham khảo chương trình tại đây: TP. HỒ CHÍ MINH – CÔN MINH – NÚI TUYẾT KIỆU TỬ
Nguồn: ST